Quy trình trở thành giảng viên đại học và lưu ý cần biết

quy trình trở thành giảng viên đại học

Giảng viên là công việc phổ biến hiện nay được nhiều người lựa chọn vì mức lương hấp dẫn. Tuy vậy, công việc này cũng đặt ra khá nhiều thách thức cần vượt qua. Nhìn chung, quy trình trở thành giảng viên đại học không quá cam go nhưng cần rất nhiều sự nỗ lực để đáp ứng được mọi tiêu chuẩn, điều kiện. Chúng ta hãy tìm hiểu về bài viết dưới đây để biết quy trình trở thành một người giảng viên cần trải qua những gì.

Giảng viên đại học là gì? Điểm khác nhau với giáo viên

Trước khi đến với quy trình trở thành giảng viên đại học trải qua những gì thì chúng ta cùng điểm qua khái niệm về giảng viên. Đây là những người có trình độ chuyên sâu trong một lĩnh vực hay chuyên ngành nào đó. Giảng viên sẽ thực hiện công tác giảng dạy tại bậc cao đẳng, đại học, sau đại học và cao học. Một số giảng viên còn tham gia vào việc đào tạo, nghiên cứu, điều tra và thuyết trình các đề tài thuộc chuyên ngành, lĩnh vực của mình. 

Giảng viên là người chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cho sinh viên
Giảng viên là người chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cho sinh viên

Tuỳ vào trình độ học vấn như thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư hay giáo từ mà giảng viên sẽ được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Vậy giữa giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào? Chúng ta hãy cùng tham khảo bảng dưới đây:

Giảng viên Giáo viên
Đối tượng giảng dạy Sinh viên Học sinh từ bậc mẫu giáo đến trung học phổ thông
Nhiệm vụ chính Đào tạo chuyên ngành và truyền đạt kinh nghiệm thực tế vào trong bài giảng cho sinh viên – Giảng dạy kiến thức về cuộc sống, môn học, kỹ năng.

– Xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết và triển khai theo

– Ra đề thi, chấm thi, đánh giá chất lượng học tập, phẩm chất học sinh

Trình độ chuyên môn – Thạc sĩ

– Tiến sĩ

– Phó giáo sư

– Giáo sư

– Trung cấp

– Cao đẳng

– Đại học

– Hoặc từ thạc sĩ trở lên

Giảng viên đại học học ngành gì?

Tuỳ vào lĩnh vực bạn chọn mà có thể lựa chọn ngành học phù hợp. Bạn có thể lựa chọn học tập đa ngành như ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học xã hội ứng dụng, ngành y tế, kỹ thuật và công nghệ, y dược, khoa học nông nghiệp và môi trường, văn hoá,…. Bên cạnh đó, bạn cũng cân nhắc thêm sở thích cá nhân, đam mê và khả năng học tập của bản thân để chọn lựa ngành học phù hợp.

Lựa chọn ngành học phù hợp với lĩnh vực giảng dạy
Lựa chọn ngành học phù hợp với lĩnh vực giảng dạy

Quy trình trở thành giảng viên đại học 

Quy trình trở thành giảng viên đại học tốn nhiều công sức, thời gian và lẫn tiền bạc. Cụ thể, để trở thành một người giảng viên, quy trình sẽ diễn ra như sau:

Trau dồi trình độ học vấn

Trình độ học vấn là yếu tố tiên quyết để bạn có cơ hội trở thành giảng viên đại học. Sau khi hoàn thành các chương trình học tập như thạc sĩ, tiến sĩ,… thì bạn sẽ cần tham dự kỳ thi tuyển chọn. Hình thức tuyển chọn là kiểm tra năng lực chuyên môn, kỹ năng thông qua bài thi trắc nghiệm và tự luận, có thể kèm theo kiểm tra miệng.

Đối với một số chuyên ngành đặc thù như khoa học máy tính, công nghệ thông tin thì sẽ có bài kiểm tra kỹ năng chuyên môn. Với chuyên ngành ngoại ngữ thì ứng viên sẽ vượt qua bài kiểm tra trình độ C tuỳ theo loại ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, những vị trí cấp cao hơn như giáo sư hay giảng viên cao cấp thì bài thi sẽ có phần khắc nghiệt. Do công chức cao cấp sẽ có thêm vai trò lãnh đạo, tổ chức định hướng và đại tạo đại học. Một số chuyên ngành nhất định sẽ yêu cầu thêm những yếu tố sau:

  • Bằng tiến sĩ tương ứng với chuyên ngành giảng dạy. Đã có kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp cấp đại học hoặc sau đại học.
  • Có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo kiến thức theo tiêu chuẩn chuyên môn của một giảng viên
  • Sở hữu tối thiểu 3 công trình nghiên cứu đã được công nhận.

Rèn luyện kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm đầu tiên cần rèn luyện trong quy trình trở thành giảng viên chính là đạo đức tốt. Đây cũng là tiêu chí hàng đầu của người làm trong ngành giáo dục. Bởi lẽ, giảng viên là một trong những người góp phần tạo ra tương lai cho quốc gia thông kiến thức, kinh nghiệm truyền cho thế hệ sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên cần có tinh thần trách nhiệm cao, tính kỷ luật khắt khe để quản lý tốt sinh viên. 

Giảng viên đại học phải có đạo đức tốt
Giảng viên đại học phải có đạo đức tốt

Người giảng viên cũng cần có trách nhiệm với kiến thức mình truyền đạt và không bị lạc hậu so với sự phát triển chóng mặt của xã hội hiện nay.

Kỹ năng mềm tiếp theo người giảng viên cần trau dồi chính là tinh thần học hỏi, có sự đổi mới trong thức giảng dạy để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.

Cập nhật mức lương giảng viên đại học 

Tương ứng với yêu cầu khắt khe về kỹ năng, trình độ thì mức lương giảng viên đại học cũng khá hấp dẫn và ổn định. Hiện nay, mức lương giảng viên đại học được chia thành 3 nhóm khác nhau, cụ thể:

  • Viên chức loại 3: Giáo sư, giảng viên cao cấp có mức lương dao động từ 9.000.000 – 12.000.000đ/tháng.
  • Viên chức loại 2: Phó giáo sư, giảng viên chính thức có mức lương dao động từ 8.000.000 – 10.000.000đ/tháng
  • Viên chức loại 1: Giảng viên thông thường có mức lương từ 5.000.000 – 7.000.000đ/tháng.
Viên chức loại 3 có mức lương hấp dẫn
Viên chức loại 3 có mức lương hấp dẫn

Ngoài mức lương chính, giảng viên còn có thêm những khoảng phụ cấp khác như:

  • Phụ cấp cho giảng viên ở vùng sâu, vùng xa, khí hậu xấu: từ 160.000 – 1.000.000đ
  • Phụ cấp cho những giảng viên ở khu vực xa đất liền hay biên giới có điều kiện sinh hoạt khó khăn: Từ 20% – 100% số lương theo hệ số.
  • Phụ cấp cho giảng viên làm việc tại khu kinh tế mới hay cơ sở kinh tế ở đảo xa với mức phụ cấp từ 20% – 70% lương được tính theo hệ số lương.

Ngành giáo dục luôn là ngành nghề được ưu tiên phát triển tại mọi quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, ngành giáo dục hiện nay đang vô cùng phát triển và được đầu tư đúng mực để ngày càng trở nên văn minh, tiến bộ. Nhìn chung, quy trình trở thành giảng viên đại học cần trau dồi rất nhiều về kỹ năng lẫn năng lực chuyên môn. Do đó, bạn có thể học hỏi ngay từ bây giờ để nâng cao trình độ và gia tăng lợi thế khi ứng tuyển giảng viên đại học. Hy vọng những thông tin do timviecgiasu.com mang lại sẽ giúp ích cho mọi người.

Phạm Thanh Tùng

Phạm Thanh Tùng, giám đốc phát triển trang timviecgiasu.com, là một người đứng đầu trong tổ chức với đam mê to lớn trong mảng giáo dục. Với mong muốn tạo ra một nền tảng tuyển dụng đáng tin cậy cho người lao động kết nối với những doanh nghiệp tạo ra thật nhiều những cơ hội việc làm. Tác giả Phạm Thanh Tùng không chỉ chú trọng vào công tác nhân sự mà còn đồng thời phát triển song song những nội dung chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Thông tin chi tiết:
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: 30 Nguyễn Thị Thập, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam