Lương Giảng Viên Đại Học – Cách Tính Lương Mới Nhất 2024

lương giảng viên đại học

Một trong những nghề nhân được nhiều sự quan tâm và kính trọng của xã hội là giảng viên đại học. Với kinh nghiệm giảng dạy phong phú cùng trình độ chuyên môn cao, nhiều người luôn tin rằng giảng viên sẽ nhận được mức lương cao hơn nhiều so với mặt bằng chung. Trong bài viết này, timviecgiasu.com sẽ cùng bạn tìm hiểu về lương giảng viên đại học cũng như cách tính lương cho từng loại hình giảng viên khác nhau.

Phân loại lương của giảng viên đại học

Giảng viên tại các trường đại học đa phần đều có trình độ chuyên môn cao từ Thạc sĩ trở lên. Do đó, lương giảng viên không chỉ bị ảnh hưởng bởi số tiết dạy mà còn cần dựa vào nhiều tiêu chí khác. Thực tế, mức lương của giảng viên sẽ được phân loại như sau:

  • Giảng viên hợp đồng
  • Giảng viên chính thức
  • Giảng viên vào biên chế
  • Giảng viên viên chức
  • Giảng viên thuê ngoài
  • Giảng viên đã nghỉ hưu

Với mỗi vị trí công việc sẽ tương ứng với các công thức tính lương khác nhau. Đặc biệt, lương giảng viên còn phụ thuộc vào ngạch lương nên mức lương thực nhận của các giảng viên sẽ khác nhau.

Lương của giảng viên đại học được phân thành nhiều loại khác nhau
Lương của giảng viên đại học được phân thành nhiều loại khác nhau

Bậc lương giảng viên

Theo nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013, ngạch lương giảng viên đại học được chia ra thành 3 nhóm chính bao gồm:

  • Viên chức nhóm A1:Giảng viên thông thường.
  • Viên chức nhóm A2 Giảng viên chính
  • Viên chức nhóm A3: Giảng viên cao cấp

Dành cho những ai chưa biết thì ngạch lương chính là hệ số dùng để xác định vị trí làm việc của các cá nhân trong một tổ chức. Ngạch lương có vai trò quan trọng trong việc xây dựng bảng lương và tính lương.

Hệ số lương của giảng viên trường đại học

Vai trò của hệ số lương là thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương với các mức lương theo từng ngạch lương và mức lương tối thiểu theo từng vùng. 

Hệ số lương giảng viên chính là bao nhiêu? Tùy theo trình độ học vấn, mỗi bậc viên chức sẽ được chia ra các hệ số lương khác nhau. Khi mới bắt đầu đặt chân vào ngành, giảng viên đại học sẽ nhận hệ số lương khởi điểm. Sau này, tùy vào trình độ, kinh nghiệm, thâm niên công tác cũng như môi trường giảng dạy mà hệ số lương sẽ có sự biến đổi.

Hệ số lương giảng viên đại học phụ thuộc vào kinh nghiệm và học vị
Hệ số lương giảng viên đại học phụ thuộc vào kinh nghiệm và học vị

Đối với sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm, hệ số lương khởi điểm được chia thành 3 bậc cụ thể như sau:

  • Hệ số lương của giảng viên đại học: 2.34
  • Hệ số lương giảng viên cao đẳng: 2.1
  • Hệ số lương giảng viên trung cấp: 1.86

Bên cạnh đó, hệ số lương của giảng viên đại học cũng được chia theo hạng như sau:

  • Hạng 1 (6.2 đến 8): Áp dụng cho viên chức loại 3 với điều kiện có bằng tiến sĩ, ngoại ngữ B2, tin học đạt chuẩn, chứng chỉ hạng 1.
  • Hạng 2 (4.4 đến 6.78): Áp dụng cho viên chức nhóm A2 với điều kiện có bằng thạc sĩ trở lên, ngoại ngữ B1, chứng chỉ hạng 2, tin học đạt chuẩn.
  • Hạng 3 (2.34 đến 4.98): Áp dụng cho viên chức loại A1 với điều kiện bằng thạc sĩ trở lên, ngoại ngữ A2, tin học đạt chuẩn, chứng chỉ hạng 2.

Cách để tính được lương giảng viên đại học

Công thức

  • Lương = Mức lương cơ sở mới nhất x hệ số lương
  • Phụ cấp = Lương x 30%
  • Tiền BHXH = Lương x 10.5%
  • Lương thực nhận = Lương + Phụ cấp – Tiền BHXH
Công thức để tính lương của giảng viên đại học
Công thức để tính lương của giảng viên đại học

Nguyên tắc tính lương

Ngoài việc dựa vào hệ thống lương như đã nêu thì để xây dựng bảng lương của giảng viên đại học còn cần dựa vào các nguyên tắc khác như sau:

  • Chênh lệch giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất gọi là bội số của thang lương. Thông thường, mức chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề được tính khoảng 5%.
  • Mức lương khởi điểm của sinh viên mới tốt nghiệp không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của chính phủ.
  • Những công việc lao động trong môi trường độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm phải có mức lương cao hơn ít nhất 7% so với công việc bình thường.
  • Phải thường xuyên kiểm tra bảng lương cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm sửa đổi và bổ sung.
  • Khi xây dựng, bổ sung hoặc sửa đổi bảng lương, thang lương của giảng viên, nhà trường cần lấy ý kiến của đại diện giảng viên trong trường. Thông báo công khai và gửi lên cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra.
  • Dựa vào nguyên tắc bình đẳng để xây dựng thang bảng lương.
Một số nguyên tắc dùng để tính lương của giảng viên
Một số nguyên tắc dùng để tính lương của giảng viên

Các câu hỏi liên quan đến lương giảng viên đại học?

Trở thành giảng viên đại học có nhanh giàu không?

Làm giảng viên đại học có giàu không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Thực tế cho thấy giảng viên đại học có mức thu nhập khá ổn định nhưng không phải ai cũng giàu có. Mức lương của giảng viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, học vị và những thành tựu nghiên cứu khoa học.

Làm giảng viên đại học lương bao nhiêu?

Tại Việt Nam, tùy thuộc vào học vị và kinh nghiệm giảng dạy mà mức lương trung bình của giảng viên đại học dao động trong khoảng 10 đến 50 triệu đồng/ tháng.

Cách để giảng viên đại học tăng thêm thu nhập

Để tăng thu nhập hàng tháng, giảng viên đại học có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu, công cố bài báo hoặc giảng dạy thêm tại nhà.

Dựa trên bài viết, chúng ta có thể thấy rằng lương giảng viên đại học phụ thuộc vào nhiều hệ số khác nhau. Với cơ hội phát triển nghề nghiệp, giảng viên đại học không chỉ là công việc mang đến thu nhập ổn định mà còn đóng góp to lớn vào sự phát triển của xã hội. Nếu như bạn đang quan tâm đến công việc giảng viên thì hãy nhanh tay truy cập vào timviecgiasu.com để tham khảo thông tin tuyển dụng chi tiết nhé!

Phạm Thanh Tùng

Phạm Thanh Tùng, giám đốc phát triển trang timviecgiasu.com, là một người đứng đầu trong tổ chức với đam mê to lớn trong mảng giáo dục. Với mong muốn tạo ra một nền tảng tuyển dụng đáng tin cậy cho người lao động kết nối với những doanh nghiệp tạo ra thật nhiều những cơ hội việc làm. Tác giả Phạm Thanh Tùng không chỉ chú trọng vào công tác nhân sự mà còn đồng thời phát triển song song những nội dung chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Thông tin chi tiết:
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: 30 Nguyễn Thị Thập, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam